Những "gã khổng lồ" của bóng đá Đức vẫn không ngừng nỗ lực để chống lại chủ nghĩa bài Do Thái ở châu Âu..."Tìm ra nguyên nhân vì sao kẻ xấu làm điều ác là điều chẳng mấy thú vị. Câu hỏi đáng bàn ở đây là,Vì sao người tốt lại làm điều ác? Hoặc vì sao người tốt lại cho phép điều xấu xảy ra?" - Sử gia Peter Hayes đưa ra kết luận đầy đáng nhớ

Xem thêm: https://nhacaiuytin247.com

Trại Auschwitz. Cái tên đến nay vẫn gieo rắc nỗi kinh hoàng đối với những người sống sót sau nạn diệt chủng Do Thái mỗi khi nhắc đến.
Năm lên 12 tuổi, Eva Szepesi, một người Hungary đã bay sang Slovakia để thoát khỏi chế độ Đức Quốc Xã, đã bị bắt và giam lỏng ở trại Auschwitz. May mắn thay, không có một cuộc hành quyết nào diễn ra vào tối hôm đó. Eva có thể sống thêm một ngày nữa.
Vào buổi sáng hôm sau, Eva được gọi đăng ký. Đột nhiên, một lính canh thì thầm vào tai cô ấy rằng "Mày đã 16 tuổi rồi. Đừng giả vờ mày chưa đủ tuổi."
Vài giây sau, tên của Eva được gọi lên rõ ràng từ bàn đăng ký.
"Mày bao nhiêu tuổi? Tôi không nói điều gì hết. Bà ta quát vào mặt tôi. Mày bao nhiêu tuổi? Chưa kịp suy nghĩ, tôi trả lời là 16. Tôi không hiểu tại sao tôi lại trả lời 16. Nhưng sau đó, tôi phát hiện ra rằng tôi có thể làm việc ở tuổi 16."
A26877 được xăm lên cánh tay trái của Eva. Đến nay, bà vẫn giữ hình xăm đó trên người.


(BVB CEO Hans-Joachim Watzke)
Thành phố Dortmund cũng có mối liên hệ chung với trại Auschwitz. Ga Dortmund-Süd trước đây chính là điểm khởi đầu cho việc trục xuất khoảng 1000 cư dân thành phố Dortmund trong thập niên 1940. Hàng năm, các CĐV và nhân viên BVB đều tưởng nhớ những tội ác đã diễn ra tại Dortmund. Họ chủ động đấu tranh chống lại chủ nghĩa bài Do Thái và nỗ lực không biết mệt mỏi để lưu trữ ký ức của những linh hồn từng phải đối mặt với cơn thịnh nộ tàn bạo của Hitler.
Vào tháng 4/2019, Giám đốc điều hành của Dortmund, Hans-JoachimWatzke đã đến thăm Yad Vashem để quyên góp và đặt những nền móng đầu tiên cho việc thành lập một trung tâm dưới lòng đất, để lưu giữ và bảo tồn hàng triệu đồ tạo tác từ nạn diệt chủng Do Thái.
"Chúng ta cần đảm bảo rằng, việc chỉ có các cầu thủ lên tiếng là vẫn chưa đủ để tạo ra sự thay đổi. Một khoản ủng hộ lên đến 7 con số là điều có ảnh hưởng về mặt tài chính. Nhưng đây cũng là một dấu hiệu vô cùng quan trọng, Nó cho thấy chúng ta không chỉ phát biểu, mà còn hành động với tôn chỉ rõ ràng. Và qua đó tạo ra tầm ảnh hưởng tới xã hội. Nhưng quan trọng nhất, bạn phải tạo được những sự bền vững. Bản thân tôi không quá thích thú với những chương trình xúc tiến chỉ diễn ra 1 lần." - Watzke cho biết.
Hàng năm, những CĐV BVB được chọn sẽ tham gia một chuyến tham quan đến Auschwitz. Tuy nhiên, lần này lại khác. Các nhân viên của đội bóng và quan chức của Evonik đã đi cùng nhau để cảm nhận sự tàn khốc của nơi này.
"Tháng 3/2017, chúng tôi đến Auschwitz trong 4 ngày. Chuyến đi đó đã giúp chúng tôi thay đổi rất nhiều. Những sự thấu cảm bên trong đã được phát trển rất nhanh chóng, liên quan đến việc giải quyết câu chuyện lịch sử về Đức Quốc Xã, cũng như việc rút ra bài học, kinh nghiệm cho thời đại mới. Các chứng nhân của Auschwitz trở thành những nhà truyền tin vô cùng quan trọng. Sự tham gia của những chứng nhân lịch sử trở thành một phần không thể thiếu. Đối với BVB, điều này trước đây không phải là một phần trong lịch sử CLB. Nhưng giờ nó đã thay đổi." - Phát biểu của Marcus Langer, Trưởng Bộ phận Nhận dạng thương hiệu Evonik. Evonik luôn cam kết sẽ đảm bảo những ký ức về tội ác mà Đức Quốc Xã đã gây ra và những nạn nhân của chúng không bao giờ phai nhạt.
Evonik, gã khổng lồ trong ngành hóa chất, đã góp phần mở rộng Bảo tàng Do Thái tại Frankfurt. Họ cũng hỗ trợ ban học thuật đầu tiên và duy nhất tại Đức, chuyên nghiên cứu về cuộc diệt chủng, bằng cách tài trợ các chuyến tham quan dành cho học sinh đến các đài tưởng niệm vào mỗi năm.
Sau khi Hitler lên nắm quyền vào năm 1933, chúng đã lập tức tiến hành các kế sách. Vì thế, lá cờ Swastika cũng đã tung bay tại Borussiaplatz. Hai CĐV của đội bóng đen-vàng, Heinrich Czerkus và Franz Hippler cũng nằm trong danh sách đen và cả hai đều đã bị đàn áp vào năm 1933. Hiện tại, BVB có một hội CĐV mang tên Czerkus. Hơn nữa, một cuộc diễu hành cũng đã được tổ chức hàng năm vào Thứ sáu Tuần Thánh, với sự giúp sức của BVB và sự tham gia của hơn 1000 CĐV.
Bên cạnh hai CĐV nói trên, một gia đình người Orlean gốc Do Thái đến từ vùng chiếm đóng của Nga tại Ba Lan đã sang Dortmund vào Thế chiến thứ nhất. Họ có quan hệ mật thiết với đội bóng, bởi họ đã đăng nhiều quảng cáo trong bản tin của CLB các số ra hàng tháng trong những năm 1920.
"Lịch sử của nhà Orlean cũng giống như nhiều gia đình người Do Thái khác ở Dortmund nói riêng, và toàn nước Đức nói chung tại thời điểm đó. Đó là câu chuyện về những chuyến đi, những cuộc áp bức, và cả những cuộc hành thích." - Phát biểu của Rolf Fischer, một nhà sử học và là một CĐV trung thành của BVB trong 50 năm qua.
Đội bóng cũng đảm bảo rằng, câu chuyện của gia đình Orlean cũng sẽ bất tử trên bia tưởng niệm.
Suốt chuyến tham qua tại Yad Vashem, Carsten Cramer, Giám đốc điều hành và Trưởng Bộ phận Marketing của BVB, cũng đã đi cùng Watzke. Ông ấy đã thăm và dành thời gian với những người đã sống sót qua nạn diệt chủng.
"Điều này thật sự ảnh hưởng đến bạn, nhưng những ký ức tại Yad Vashem là thứ gì đó mà tôi không bỏ qua dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa. Tôi tin rằng việc nói chuyện với người từng trải qua cảnh ly tán gia đình, người từng chứng kiến, cảm nhận và trải nghiệm điều đó là điều giúp toàn mọi người hiểu được điều gì đã xảy ra trong quá khứ. Đây sẽ là vấn đề mà thế hệ sau phải đối mặt bởi họ sẽ không còn được gặp gỡ những nhân chứng đó. Đây là lý do khiến chúng tôi muốn dành trọn công sức cho bảo tàng Yad Vashem. Để đảm bảo những ký ức này sẽ được lưu giữ sống động nhất có thể." - Camer nói.
BVB cũng đã mở rộng hợp tác sang các đội bóng lớn ở châu Âu để tiếp tục đấu tranh chống chủ nghĩa bài Do Thái. Chelsea là một trong những đội bóng đã bày tỏ sự quan tâm và đang muốn thiết lập mối quan hệ hợp tác với đội bóng nước Đức.
"Hiện tại, điều cần làm là so sánh những thành quả đã được tạo ra và tìm kiếm những giải pháp mới trước mắt. Chúng ta nên cùng nhau hợp tác trong một dự án lớn để tạo ra tầm ảnh hưởng tới toàn bộ các giải đấu châu Âu cũng như cộng đồng địa phương. Điều Dortmund, Chelsea và nhiều CLB khác đang thực hiện sẽ mang tới ý nghĩa vượt trên cả việc phổ biến kiến thức đơn thuần." - Bruce Buck, Chủ tịch của Chelsea, cho biết.

BVB hướng đến việc chống lại phân biệt đối xử và hàn gắn con người. Bài hát truyền thống của đội bóng cũng đã phản ánh thông điệp này ngay ở những câu đầu tiên Wir halten fest und treu zusammen. Ball Heil Hurra, Borussia! (Chúng tôi gắn bó bền chặt với nhau. Hoan hô, Borussia!) Bức tường vàng là hiện thân của sự đoàn kết, là tiếng gọi của hơn 20000 người luôn đồng hành cùng đội bóng suốt bề dày lịch sử.
Ngày 27/1/1945, binh lính Liên Xô tiến vào trại Auschwitz và chấm dứt nỗi kinh hoàng. 7000 Tù binh, gồm 700 trẻ em đã được giải cứu. Và một trong số đó là Eva, người đã vượt qua cuộc hành binh chết chóc.
"Tôi nằm đó với những xác chết, những người sống dở chết dở. Tôi nhớ rằng ai đó đã cho tôi ăn tuyết để cầm cự. Khi đó, tôi ngất đi, đang trải qua cơn ốm thập tử nhất sinh. Nhưng cục tuyết đó đã cứu mạng tôi." - Bà kể lại ở Bảo tàng Do Thái tại Frankfurt khi đang nói chuyện với Daniel Lorcher, Trưởng Bộ phận Trách nhiệm xã hội.
Trong suốt 50 năm, Eva không nói một điều gì về Auschwitz. Vào năm 1995, bà trở lại nơi đây theo lời của con gái. Eva thậm chí còn phát hiện tên của bà đã được liệt kê vào danh sách những người đã chết, Diamant Eva - tên thời con gái của bà.
"Không phải tôi đâu. Đó là một Diamant Eva khác."
Sau cùng, Eva Diamant, sinh ngày 29 tháng 9 năm 1932, là con gái của Valery và Karoly Szepesi, đã được cứu khỏi Auschwitz.


Là đối tác, Evonik và Borussia Dortmund sẽ cùng phối hợp hoạt động, không chỉ trên sân cỏ mà còn trong nhiều lĩnh vực khác.

Tìm hiểu thêm tại: gobeyondfootball.com

View more random threads: