Tập thể dục là cách để mỗi chúng ta tăng cường sức khỏe cũng như sự dẻo dai của các khớp xương. Bên cạnh đó, tập thể dục đúng cách và có khoa học cũng là phương pháp phục hồi bệnh rất hiệu quả trong số đó có bệnh thoát vị đĩa đệm. Dưới đây là một số bài tập phục hồi chức năng thoát vị đĩa đệm hiệu quả mà các bạn có thể tham khảo.



Tác hại của thoát vị đĩa đệm

Cột sống có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng đỡ cơ thể, ở giữa mỗi đốt sống sẽ có một đĩa đệm, các đĩa đệm này có tác dụng giảm xóc, giảm các tác động hay lực manh tác động lên cột sống, tuy nhiên khi cột sống gặp các chấn thương hay theo thời gian xương khớp bị lão hóa, mài mòn dần dẫn đến các vòng ngoài của đĩa đệm bị xơ hóa, dễ nứt khiến các nhân nhầy thoát ra ngoài, chè ép vào rễ thần kinh gây nên bệnh lý thoát vị đĩa đệm hay lồi đĩa đệm. Khi đó, sẽ gây nên các biểu hiện như đau lưng, tê bì tay chân, khiến người bệnh đau đớn khó chịu.

Để khám bệnh thoát vị đĩa đệm thì ngoài các phương pháp như dùng thuốc, phẫu thuật, thì việc tập các bài tập thể dục cũng có tác dụng cho bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả.

Theo các bác sĩ Trung tâm Vật lý trị liệu phục hồi chức năng Đức Điệp chỉ bằng các bài tập thích hợp và được thực hiện một cách chính xác, có khoa học thì cũng có thể giúp cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm giảm cơn đau nhức cũng như cải thiện sức khỏe chung toàn bộ cơ thể của bệnh nhân. Hơn nữa, đối với một số bệnh nhân mới bị thoát vị đĩa đệm thì chỉ cần kết hợp các bài tập thể dục này cùng với một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý sẽ giúp bạn phục hồi lại đĩa đệm mà không cần đến biên pháp phẫu thuật.

Bài tập thể dục vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Bài tập 1

Động tác 1: Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm nằm ngửa, gập hông và gập gối một chân tiếp đến hai tay đan chéo ép chân sát bụng. Bạn giữ 10 giây rồi đổi bên. Có thể lặp lại mỗi bên 15 lần.

Động tác 2: Bạn nằm ngửa, gập hông và gập gối hai chân, hai tay tiếp tục đan chéo ép chân sát bụng. Tiến hành giữ lại 10 giây sau đó lặp lại 15 lần.

Động tác 3: Tiếp tục nằm ngửa trên sàn, tiến hành gập hông gập gối hai chân tuy nhiên hai bàn chân vẫn còn chạm đất, ấn lưng xuống nệm. Bạn giữ 10 giây, nghỉ rồi sau đó lặp lại 15 lần.

Động tác 4: Người bệnh nằm ngửa gập hông, gập gối hai chân, bạn để hai bàn chân chạm đất sau đó nâng mông cao khỏi đệm. Giữ 10 giây, nghỉ rồi tiến hành lặp lại 15 lần.

Động tác 5: Bạn giữ nguyên tư thế cũ nhưng không nâng mông lên khỏi đệm nữa mà dùng hai khuỷu tay chống xuống nệm, ưỡn ngực và ưỡn cổ ra sau. Tiếp đến giữ nguyên tư thế lúc nào thấy hơi khó chịu thì nghỉ, sau đó lặp lại 15 lần.

Bài tập 2

Động tác 1: Động tác này giúp phần lưng của bạn hơi ưỡn theo hình thái tự nhiên của cột sống giúp đẩy đĩa đệm về vị trí trung tâm.

Cách thực hiện: Người bệnh nằm sấp thoải mái trên bề mặt phẳng. Giữ đúng tư thế này trong 10 đến 20 phút sau đó thả lỏng toàn thân. Nếu động tác này làm bạn khó chịu hoặc làm tăng cơn đau thì bạn có thể đặt một chiếc gối dưới hông để thoải mái hơn. Tiến hành lặp lại bài tập này từ 3-5 lần mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Động tác 2: Động tác này giúp bạn luyện cơ lưng dưới.

Cách thực hiện: Người bệnh có thể nằm sấp trên mặt phẳng hoặc giường. Sau đó từ từ nâng thân trên song song đồng thời chống khuỷu tay lên mặt sàn. Bạn hãy nâng thân lên cao hết mức có thể, cho đến điểm cao nhất mà không gây đau. Cố gắng giữ tư thế này khoảng 2-5 giây sau đó trở lại tư thế ban đầu. Bạn nên lặp lại 10 lần,1 đợt. Ngày nên tập 5 lần.


Động tác 3: Động tác này giúp duy trì và cải thiện tầm vận động của vùng lưng, làm mạnh khối cơ lưng.

Cách thực hiện: Bạn đứng thẳng, chân dang rộng bằng vai. Hai tay chống ngang lưng tiếp đến bạn cố gằng uốn cong lưng ngược ra sau hết mức có thể, giữ đầu gối thẳng. Bạn giữ tư thế này khoảng từ 2-3 giây và trở về vị trí ban đầu. Hãy lặp lại động tác này 2-4 lần. Lưu ý: Mỗi lần luyện tập bạn hãy cố gắng uốn cong hơn lần trước một chút, như vậy sẽ rất tốt cho vùng cột sống thắt lưng.

Trên đây là một số bài [replacer_a] hiệu quả. Các bạn cũng nên lưu ý, tình trạng, mức độ thoát vị đĩa đệm ở mỗi người là khác nhau, do đó tùy vào mức độ bệnh hiện tại mà bạn nên lựa chọn các bài tập vừa sức với mình. Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa trước khi tập để việc hỗ trợ điều trị mang lại hiệu quả cao hơn.

Hãy nhấp vào mục “Tư vấn ngay” hoặc gọi điện thoại đến số 0906.574.998 khi bạn có thắc mắc cần được giải đáp. Chúc bạn có nhiều niềm vui và sức khỏe.

Theo nguồn tin phòng khám vật lý trị liệu Đức Điệp: [replacer_a]