Tràn dịch khớp gối là một căn bệnh xảy ra ở khớp gối. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Bài viết dưới đây của sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về cách điều trị và phòng ngừa tràn dịch khớp gối hiệu quả. Bạn có thể tham khảo!

Danh mục bài viết [hide]
1 Tràn dịch khớp gối là gì?
2 Triệu chứng của bệnh tràn dịch khớp gối
3 Các đối tượng dễ mắc bệnh
4 Nguyên nhân gây bệnh
5 Điều trị tràn dịch khớp gối hiệu quả
5.1 Điều trị bệnh tràn dịch khớp gối bằng thuốc Tây Y
5.2 Điều trị bệnh tràn dịch khớp gối bằng thuốc Đông Y
6 Điều trị bệnh tràn dịch khớp gối không dùng thuốc
7 Cách phòng ngừa tràn dịch khớp gối
Tràn dịch khớp gối là gì?

Khớp gối là một khớp rất quan trọng đối với các cử động của chân bởi chúng phải chịu một lực lớn của toàn bộ cơ thể. Tràn dịch khớp gối là tình trạng tổn thương ở khớp gối khiến cho lượng dịch trong khớp gối tiết ra nhiều hơn so với bình thường khiến người bệnh luôn có cảm giác đau đớn và làm hạn chế cử động. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Tràn dịch khớp gối là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt độ tuổi và giới tính. Với dịch vụ châm cứu tại nhà

Triệu chứng của bệnh tràn dịch khớp gối

Người bị tràn dịch khớp gối sẽ có những triệu chứng như sau:

Người bệnh sẽ có biểu hiện sưng nề ở khớp gối, một bên đầu gối sẽ to hơn bên còn lại, kèm theo đó là các triệu chứng đau nhức.
Bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong quá trình vận động, cử động khớp. Các khớp sẽ không còn được linh hoạt như trước.
Đau nhức là triệu chứng rõ nhất khi khớp gối bị tổn thương. Cơn đau thường kéo dài âm ỉ hoặc đau dữ dội. Mức độ đau tăng khi thời tiết lạnh hoặc vận động mạnh.
Người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc đi lại. Trong nhiều trường hợp người bệnh có thể hoàn toàn không di chuyển được do đau nhức.


Các đối tượng dễ mắc bệnh

Tràn dịch khớp gối là căn bệnh thường gặp ở người trưởng thành, người bị thừa cân, béo phì, người ít vận động hoặc người thường xuyên phải khuân vác nặng. Tuy nhiên hiện nay, trẻ em cũng là đối thượng có nguy cơ bị tràn dịch khớp gối khá cao bởi trẻ đang trong giai đoạn phát triển, hệ xương khớp chưa ổn định, chỉ cần những tác động nhỏ cũng khiến xương khớp của trẻ bị tổn thương, ảnh hưởng tới cấu trúc của khung xương, thậm chí là gây ra những biến chứng hoặc dị tật về sau.

Nguyên nhân gây bệnh

Do thoái hóa: Thoái khóa khớp cũng là nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối. Người bệnh bị thoái hóa do tuổi tác, béo phì hoặc do bị chấn thương trong quá trình lao động.
Do viêm: Nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối cũng có thể do người bệnh bị viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch, các dạng nang bao hoạt dịch khớp, u khớp…. xảy ra tại vị trí khớp gối.
Điều trị tràn dịch khớp gối hiệu quả

Điều trị bệnh tràn dịch khớp gối bằng thuốc Tây Y

Người bị bệnh tràn dịch khớp gối sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định cho sử dụng một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm như sau:

Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau được người bệnh sử dụng khi cơn đau kéo dài và khiến người bệnh không chịu nổi. Thuốc giảm đau được sử dụng chủ yếu là paracetamol bởi đây là loại thuốc không gây nhiều tác dụng phụ cho người bệnh.
Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh là loại thuốc được sử dụng trong trường hợp khớp gối đang có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn.
Thuốc kháng viêm: Một số loại thuốc chống viêm được người bệnh sử dụng là thuốc corticosteroids, có thể uống hoặc tiêm trực tiếp lên khớp gối. Tuy nhiên loại thuốc này cũng gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì vậy bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Điều trị bệnh tràn dịch khớp gối bằng thuốc Đông Y

Theo Đông y, bệnh tràn dịch khớp gối thuộc chứng Tý, do cơ thể không có khả năng chống lại các yếu tố gây bệnh ở kinh lạc và cơ, khớp. Khiến khí huyết bị tắc nghẽn, gây chèn ép và gây ra tràn dịch khớp gối. Một số trường hợp khác do các chức năng hoạt động của cơ thể suy yếu nên khí huyết giảm sút, không nuôi dưỡng được các cân mạch, gây tràn dịch và sưng đau.

Các bài thuốc Đông y được bào chế từ những thảo dược từ thiên nhiên như: Quế chi, đương quy, hồng hoa, xuyên khung, xích thược, ngưu tất, ma hoàng, thương truật, tần giao, tang chi…

Việc điều trị bằng thuốc Đông Y có tác dụng giải tỏa sự tắc nghẽn, bổ dưỡng khí huyết, mạnh gân xương, giảm sưng đau. Tác dụng của thuốc Đông y giúp mang lại hiệu quả lâu dài, an toàn và không tác dụng phụ. Do đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng thuốc Đông y để điều trị bệnh tràn dịch khớp gối. Tuy nhiên, phương pháp này cũng cần có sự kiên trì, không thể thấy được hiệu quả trong ngày một ngày hai. Chưa kể lượng dịch trong khớp gối ứ đọng quá lâu sẽ gây cản trở việc vận động của khớp gối. Cần phải chọc hút dịch khớp để giảm áp lực ở khớp gối và giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.

Bạn có thể sử dụng các vị thuốc như: thục địa, hoài ngưu tất, tang ký sinh, đương quy, thược dược, xuyên khung, đỗ trọng, nhân sâm, phục linh để điều trị tràn dịch khớp gối.

Bên cạnh đó, một số vị thuốc nam như rễ cây đinh lăng, lá lốt, rễ cây gối hạt và củ nghệ cũng được sử dụng để làm giảm sưng, tiêu viêm, giảm đau ở khớp gối và ngăn chặn các phản ứng viêm trong cơ thể rất hiệu nghiệm.

Khi bị tràn dịch khớp gối tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tìm ra phương án điều trị tốt nhất. Tùy theo tình trạng bệnh mà có thể kết hợp điều trị bằng Đông y và Tây y để mang lại kết quả cao và an toàn cho người bệnh.

Điều trị bệnh tràn dịch khớp gối không dùng thuốc

Người bệnh cần được nghỉ ngơi hợp lý, bạn có thể kết hợp chườm lạnh, nóng vào đầu gối để giảm sưng nề tại khớp gối. Bạn có thể sử dụng ngải cứu, gừng và hành củ giã nát rồi sao nóng với rượu trắng, sau đó đắp hỗn hợp thuốc lên đầu gối rồi bó lại. Thay thuốc 5 – 6 lần mỗi ngày, sử dụng liên tục đến khi hết đau đầu gối thì ngừng.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể chữa trị đau khớp gối dứt điểm bằng bấm huyệt. Để chữa đau khớp gối hiệu quả, các lương y sẽ sử dụng phương pháp châm cứu và bấm huyệt vào những huyệt vị liên quan mật thiết đến khớp gối.
Kê chân bị đau lên cao để tránh tràn dịch, bên cạnh đó không nên gây ra các tác động nào gây ảnh hưởng đến chân. Nên hạn chế đi lại, co duỗi nhiều.
Những người bị thừa cân, béo phì, bạn nên thực hiện giảm cân để tránh làm tăng áp lực cho khớp gối.
Luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sự dẻo dai và linh hoạt cho khớp gối. Một số môn thể thao bạn bạn nên tập đó là yoga, đi bộ,…
Thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, đến tái khám định kỳ để kiểm tra lại khớp gối cũng như xem quá trình điều trị tràn dịch khớp gối có mang lại hiệu quả hay không.

Cách phòng ngừa tràn dịch khớp gối

Để phòng ngừa căn bệnh tràn dịch khớp gối, bạn nên ưu tiên trong việc chăm sóc, bảo vệ sụn khớp để khớp gối luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, bạn nên tránh các hoạt động thể chất mạnh, hạn chế đứng lên, ngồi xuống đột ngột.

Với những người phải ngồi làm việc lâu trong một tư thế nên đứng dậy đi lại và thư giãn 10 phút sau khoảng 1,5 tiếng làm việc liên tục, để tránh làm tổn thương đầu gối.

Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao với những bộ môn tốt cho khớp gối như đi bộ, bơi lội, bóng chày, đạp xe,… điều này không những giúp làm tăng quá trình lưu thông máu, nuôi dưỡng khớp gối khỏe mạnh, mà còn giúp duy trì cân nặng vừa phải, làm giảm áp lực lên khớp gối, bảo vệ khớp gối trước nguy cơ thoái hóa sớm.

Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, nên ăn nhiều rau và chất xơ, hạn chế các loại thực phẩm giàu đạm và chất béo.

Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm các bệnh lý mạn tính như thoái hóa khớp, tràn dịch khớp gối, viêm khớp dạng thấp hay gout.

View more random threads: